Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout hợp lý không chỉ làm giảm các cơn đau mà còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Vậy người bệnh gout nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout là một vấn đề quan trọng người bệnh cần lưu tâm. Bởi nó không chỉ giúp đẩy lùi bệnh mà còn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm như hạt tophi, biến chứng thận… Ngược lại, việc ăn uống tùy tiện sẽ khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và để lại những hệ lụy khôn lường. Vì thế, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị nghiêm ngặt bằng thuốc từ bác sĩ, bệnh nhân gout cũng cần có một thực đơn phù hợp để việc chữa bệnh đạt kết quả tốt.
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho người bệnh gout
Nguyên nhân gây bệnh gout chủ yếu tới từ yếu tố bên ngoài, đặc biệt là do ăn nhiều đạm (protein), sử dụng đồ uống có cồn. Do đó, việc lựa chọn đồ ăn, thức uống đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout.
Người bệnh gout nên ăn gì?
Theo chuyên trang sức khỏe 1 Million Health Tips, những người mắc bệnh gout nên sử dụng những loại thực phẩm chứa ít nhân purin – hợp chất tạo ra acid uric, nguyên nhân gây bệnh gout.
Người bệnh gout nên ăn thực phẩm ít chất béo từ sữa
Các thực phẩm ít chất béo từ sữa sẽ giúp tăng cường đào thải axit uric qua đường nước tiểu. Người ăn phô mai ít béo, sữa chua hàng ngày có lượng axit uric trong máu ít hơn những người khác.
Người bệnh gout có nên ăn trứng không?
Thay vì hấp thụ protein từ động vật, người bệnh gout nên ăn ít nhất 4 quả trứng mỗi tuần vì chúng không làm tăng axit uric. Đậu gà và đậu phụ cũng là những nguồn cung cấp protein dồi dào mà người bệnh không nên bỏ qua.
Ăn nhiều rau củ tốt cho người bệnh gout
Trong rau củ có chứa rất nhiều chất xơ và vitamin. Chúng đều là những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là những loại rau, củ nên cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout.
Thực phẩm giàu chất xơ
Súp lơ xanh, rau chân vịt…là những thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho những người mắc bệnh gout. Chúng có thể làm giảm quá trình hấp thu đạm, từ đó giảm sự hình thành acid uric.
Thực phẩm kiềm tính
Người bệnh gout nên ăn nhiều rau củ có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí… Nguyên nhân là do chất kiềm trong các loại thực phẩm này sẽ trung hòa với acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.
Bệnh gout nên ăn hoa quả gì?
Người bệnh gout nên ăn các loại hoa quả giàu vitamin C vì chúng có tác dụng làm giảm tình trạng viêm rất hiệu quả.
Các loại quả chứa nhiều vitamin C bao gồm dâu tây, dứa… và các loại quả có múi (trừ quả chua).
Bổ sung hoa quả nhiều vitamin C vào chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout sẽ giúp họ cảm thấy khỏe mạnh hơn.
Bệnh gout nên uống gì để hạn chế cơn đau?
Ngoài hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều purin thì việc người bệnh gout nên uống gì cũng là một điều đáng lưu tâm. Dùng đồ uống phù hợp sẽ giúp tăng cường đào acid uric qua nước tiểu. Bên cạnh đó, đây còn là một cách phòng tránh những cơn gout cấp cũng như hạn chế nguy cơ sỏi thận, suy thận.
Người bệnh gout nên uống nhiều nước
Uống nhiều nước giúp kiểm soát bênh gout rất hiệu quả. 5-8 ly nước mỗi ngày (khoảng 2 – 2.5 lít) có thể làm giảm các cơn đau do gout tới 40% so với việc chỉ uống một ly. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng nước hấp thu phù hợp với mình, tùy theo các hoạt động thể chất và việc sử dụng thuốc.
Nước ép sơ ri tốt cho bệnh gout thế nào?
Sơ ri có tác dụng kháng viêm và làm giảm nồng độ axit uric, rất tốt cho bệnh nhân gout.
Theo một nghiên cứu năm 2010, những người bệnh gout uống một thìa nước sơ ri cô đặc 2 lần/ngày trong vòng 4 tháng sẽ giảm các cơn đau tới 50% so với người không uống.
Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh gout
Nấm lim xanh là một loại thảo dược quý, nên có trong chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout. Các dược chất trong nấm lim xanh chứa hàm lượng lớn chất kháng khuẩn, chống viêm, giúp ức chế quá trình chuyển hóa purin, làm lắng đọng axit uric.
Để sử dụng nấm lim xanh điều trị bệnh gout, người bệnh có thể uống nước nấm lim xanh thay nước với liều lượng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Người bệnh gout cần kiêng gì?
Để việc chữa bệnh đạt kết quả khả quan, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout nên tránh những loại những loại thực phẩm giàu purin, đường, chất cồn…
Người bệnh gout nên hạn chế ăn thịt
Nhiều người lầm tưởng rằng bị gout thì phải tuyệt đối kiêng thịt. Song quan niệm trên là không đúng vì cơ thể vẫn cần protein trong thịt để chuyển hóa năng lượng. Do vậy, bệnh nhân gout chỉ nên ăn các loại thịt chứa ít purin như thịt trắng, cá sông… với một lượng ít, từ 50 – 100g/ngày.
Ngoài ra, thực đơn cho người bệnh gout cũng cần tránh:
- Thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu…
- Thịt gia cầm (nếu ăn thì phải bỏ da và ăn ít hơn 50g/ngày)
- Hải sản các loại
- Phủ tạng động vật như gan, lá lách, óc…
Người bệnh gout nên tránh ăn rau gì?
Rau quả tuy chứa nhiều khoáng chất song không phải loại nào cũng có thể được dùng trong thực đơn cho người bệnh gout. Đặc biệt, người bệnh gout không nên ăn những loại rau sau đây:
Các loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh
Người bệnh gout không nên ăn những loại rau có tốc độ tăng trưởng nhanh như măng trúc, măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng vì chúng sẽ làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong máu.
Thực phẩm giàu đạm thực vật
Thực phẩm giàu đạm thực vật như đậu Hà Lan, đậu xanh,…và các loại đậu ăn cả hạt khác không nên có trong thực đơn cho người bệnh gout. Theo các chuyên gia, tổng lượng đạm thực vật và động vật người bệnh nên tiêu thụ là dưới 100g/ngày.
Đồ uống có hại cho người bệnh gout
Theo Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến (Báo Sức khỏe & Đời sống) bệnh nhân gout nên:
- Giảm các đồ uống có vị chua như nước chanh, nước cam vì chúng có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.
- Tuyệt đối không uống chất cồn, nước có gas, nước ngọt nhiều đường. Những đồ uống này sẽ làm tăng nguy cơ béo phì – yếu tố khiến bệnh gout thêm nặng.
- Tránh sử dụng các loại nước dùng, nước hầm… Điều này sẽ giúp giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước, người bệnh gout cũng.
Một số thực phẩm người bệnh gout không nên ăn khác
Ngoài những thực phẩm, đồ uống trên, bệnh nhân gout cần hạn chế:
- Thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp.
- Thực phẩm có vị chua như cà muối, dưa muối…
- Chế phẩm có chocolate, cacao.
Xem thêm bài viết của Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến tại:
Hệ lụy của việc ăn uống tùy tiện với người bệnh gout
Khi không tuân thủ chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout, bệnh nhân sẽ gặp phải những hệ lụy rất khó lường.
Ngay sau khi người bệnh ăn nhậu, tiệc tùng và sử dụng rượu bia, các cơn đau gout sẽ đến với một cường độ mạnh. Các khớp ngón chân, tay… sẽ nóng, sưng tấy hơn bình thường. Cơn đau có thể kéo dài từ 2 – 7 ngày, tùy theo cơ địa từng người.
Tiếp tục ăn uống và nghỉ ngơi không khoa học, tình trạng bệnh sẽ ngày một nặng hơn. Các biến chứng như hạt tophi, biến chứng thận… có thể xảy ra. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Xem thêm:
Thực đơn trong tuần cho người bệnh gout
Người bệnh gout có thể tham khảo thực đơn trong tuần như sau:
Buổi | Thứ 2 và thứ 4 | Thứ 3, thứ 5, thứ 7 | Thứ 6, chủ nhật |
Sáng | 1 bánh mì + 1 trứng
200ml sữa |
Bánh cuốn thịt (150g)
200ml sữa |
Bánh mì chả
Sữa 200ml |
Trưa | Cơm 2 bát
Lạc vừng rang 50g Bí xanh xào 200g Dầu ăn 1 thìa Dưa hấu 200g |
Cơm 2 bát
Rau muống xào Dầu ăn 1 thìa 2 trứng xào mướp đắng 2 quả chuối |
Cơm 2 bát
Xu hào xào Nem trứng 4 cái Canh rau muống Dưa hấu 200g |
Chiều | Cơm 2 bát
Tôm chay xào Canh rau mồng tơi nấu thịt (200g rau) Xoài chín 200g Sữa 200ml (tối) |
Cơm 2 bát
Giò chay 100g Xu hào xào Canh rau đay 200g Mãng cầu chín 200g Sữa 200ml (tối) |
Cơm 2 bát
Lạc vừng rang 20g 2 miếng pho mát 1 củ su hào luộc Nhãn 200g Sữa 200ml (tối) |
Lưu ý: Thực đơn này được xây dựng cho người nặng khoảng 60kg, tiêu thụ 2000 kcal/ngày. Hàm lượng các chất cụ thể là: Đạm 50g, chất béo 44g, đường bột 350g.
Những lưu ý khi chế biến thức ăn cho người bệnh gout
Khi chế biến thức ăn cho người bệnh gout, cần chú ý những điều sau:
- Ưu tiên các món hấp, luộc; hạn chế các món chiên, xào.
- Không dùng mỡ động vật chiên, xào thực phẩm.
- Hạn chế bỏ tiêu, ớt… vào thức ăn. Các gia vị này có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ, làm tái phát gout cấp tính.
- Hạn chế sử dụng đường mía, đường củ cải.
Xem thêm: