Giỏ hàng

Bệnh gút nên ăn gì để nhanh khỏi sưng, viêm và đau nhức?

Bệnh gút nên ăn gì để giảm các đơn đau, nhức? Người bệnh hoàn toàn có thể thoát khỏi cơn đau nếu có chế độ ăn cho người bệnh gút hợp lý.

Bệnh gút nên ăn gì là thắc mắc của nhiều người, nhất là những người đang ở giai đoạn đầu mới chớm bệnh. Bệnh gút (gout), hay còn được biết với tên thống phong, là một loại viêm khớp thường thấy ở nam giới.

Sự tiến triển của bệnh gút phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống của bệnh nhân. Chế độ ăn uống không hợp lý sẽ khiến bệnh trở nên khó chữa, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tàn phế, sỏi thận.

Người bị bệnh gút nên ăn gì và uống gì?

Người bị bệnh gút nên ăn gì và uống gì?

Bệnh gút nên ăn gì tốt cho điều trị?

Bệnh gút nên ăn gì để làm giảm axit uric trong máu, giảm các cơn đau, sưng do gút gây nên? Dưới đây là những gợi ý về bệnh gút nên ăn gì theo lời khuyên của ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108).

Dấu hiệu viêm khớp dạng thấp và những biến chứng nguy hiểm

Bệnh gút nên ăn gì, rau hay thịt cá?

Người bị bệnh gút nên hạn chế ăn thịt, cá bởi đây là nhóm thực phẩm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Bệnh gút nên ăn gì sẽ không còn là băn khoăn của nhiều người nếu thêm các loại rau dưới đây vào thực đơn mỗi ngày.

Cải xanh tốt cho bệnh nhân gout

Theo “Trấn Nam bản thảo”, cải xanh có tác dụng lợi tiểu, thông tràng lợi vị. Đây là loại rau kiềm tính mà bệnh nhân gút nên ăn để đào thải axit uric ra ngoài.

Người bị gout nên ăn nhiều củ cải

Củ cải trong thành phần không chứa purin. Đây cũng là loại rau có tính mát, vị ngọt. Củ cải có công dụng lợi tiểu, trừ phong thấp, thích hợp với người bị gút nói riêng và những bệnh nhân thấp khớp nói chung.

Bí đỏ – thực phẩm tốt cho người bị gout

Với tính ẩm, vị ngọt và công dụng bổ trung ích khí, hạ đường huyết, giảm mỡ máu, bí đỏ là một trong những thực phẩm bệnh nhân gút nên sử dụng mỗi ngày.

Đặc biệt, món ăn chế biến từ bí đỏ còn có công dụng trong hỗ trợ điều trị rối loại lipid máu, cao huyết áp.

Người bị gút nên ăn nhiều bí xanh

Bí xanh chính là lựa chọn hợp lý nếu không biết bệnh gút nên ăn gì mỗi ngày, bởi đây là loại quả có tính mát, vị ngọt. Tác dụng của bí xanh không chỉ giúp cơ thể thanh thải axit uric qua đường tiết niệu hiệu quả mà là thực phẩm giúp giải độc, giảm béo.

Hoa quả tốt cho người bị gout

Lời khuyên cho người bệnh gút nên ăn gì chính là các loại hoa quả có tính mát, lợi tiểu và không chứa nhân purin. Những loại trái cây tốt cho người bị gút chính là dưa hấu, dưa leo, bưởi, dâu tây, việt quất, cherry.

Tại sao người bị gút nên ăn cherry?

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2012 trên tạp chí Y khoa Viêm khớp và bệnh thấp khớp chỉ ra rằng những người ăn cherry thường xuyên sẽ giảm được 60% lượng axit uric trong cơ thể.

Bên cạnh đó, trong thành phần của cherry có nhiều vitamin C giúp chống viêm, giảm đau. Chất anthocyanins trong cherry còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh đối với người ở giai đoạn đầu của gút.

Ăn dưa hấu tốt cho người bị gút

Dưa hấu có vị ngọt, mát, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Trong thành phần của dưa hấu có chứa muối kaki, nước và đặc biệt là không có nhân purin. Người bị gút giai đoạn cấp tính nên ăn dưa hấu để giảm các cơn đau, đào thải axit uric ra ngoài.

Dâu tây chữa bệnh gút

Lời khuyên của bác sĩ về việc bệnh gút nên ăn gì chính là dâu tây bởi chúng có tác dụng:

  • Ngăn ngừa rối loạn chuyển hóa nhân purtin – tác nhân chính của bệnh gút.
  • Giúp giảm sưng, đau ở các khớp trong giai đoạn gút cấp tính nhờ vào chất quecritin và vitamin C trong thành phần dâu tây.
  • Hỗ trợ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể đồng thời ngăn ngừa sự hình thành axit uric.
  • Ức chế enzyme xanthinoxidase – loại enzyme chuyển hóa một số chất thành acid uric.
Việt quất làm giảm axit uric trong máu

Trong thành phần của việt quất có chứa hoạt chất anthocyanin. Hoạt chất này có khả năng kháng viêm, chống sưng và làm giảm axit uric trong máu nhanh chóng.

Ngoài ra, anthocyanin còn là hoạt chất giúp chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị cách bệnh tim mạch, ngăn ngừa ung thư.

Những loại quả người bị gout nên ăn.

Những loại quả người bị gout nên ăn.

Bài thuốc từ đậu xanh chữa gout

Đậu xanh trong Đông y là một loại hạt có tác dụng:

  • Giải độc, thanh nhiệt.
  • Điều hòa ngũ tạng.
  • Giảm sưng, phù.

Bên cạnh đó, đậu xanh còn chứa chất xơ ngăn cản sự hình thành axit uric trong cơ thể. Cách chữa bệnh gút bằng đậu xanh rất đơn giản, tiết kiệm.

Sử dụng đậu xanh nguyên vỏ, rửa sạch rồi ninh nhừ với một chút nước. Mỗi ngày ăn 2 bát đậu xanh ninh vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối sau khi đi ngủ.

Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong 30 ngày liên tục. Tùy vào khẩu vị ăn của từng người để ninh khô hoặc ninh nhão. Đặc biệt, không nên cho thêm gia vị vào đậu xanh ninh để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Xem thêm tại: http://suckhoedoisong.vn/nguoi-bi-benh-gut-nen-an-uong-the-nao-n123625.html

Bệnh gút nên uống gì hỗ trợ điều trị?

Người bệnh gút nên uống từ 5 – 8 ly nước mỗi ngày. Điều này giúp làm giảm 40% cơn đau do gút gây ra. Bên cạnh đó, dùng sữa ít béo hoặc thảo dược cũng là cách hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả.

Nấm lim xanh chữa bệnh gút

Nấm lim xanh điều trị bệnh gút nhờ vào khả năng:

  • Thanh lọc độc tố trong cơ thể.
  • Trung hòa lượng axit uric trong máu.
  • Hạn chế sự hình thành và phát triển của axit uric, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh gút.

Người bị bệnh gút nên kiên trì sử dụng nước sắc của nấm lim xanh để điều trị. Đối với người bị gút cấp tính, uống nấm lim xanh có thể giảm cơn đau gút sau 2 tiếng. Bên cạnh đó, nấm lim xanh còn giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh từ giai đoạn đầu tiên.

Phòng ngừa bệnh gout để hạn chế biến chứng của bệnh

Các thực phẩm từ sữa ít béo cho người bị gút

Nguyên nhân gây bệnh gút chính là nồng độ axit uric tăng cao trong máu. Thực phẩm từ sữa ít béo sẽ giúp cơ thể đào thải axit uric ra ngoài qua đường nước tiểu.

Thực phẩm từ sữa ít béo giúp giảm nguy cơ bị gút

Một nghiên cứu do tiến sĩ Hyon Choi (thuộc Bệnh viện Đa khoa Massachusetts) phụ trách đã tiến hành điều tra đối với 47.000 đàn ông về thói quen ăn uống.

Kết quả cho thấy:

  • Người ăn quá nhiều thịt mỗi ngày, nhất là các loại thịt lợn, bò, cừu: Nguy cơ mắc bệnh gút tăng 21%.
  • Người ăn nhiều hải sản mỗi tuần: Nguy cơ mắc bệnh gút tăng 7%.
  • Người uống từ 1 – 5 cốc sữa ít béo mỗi ngày: nguy cơ mắc bệnh gút giảm 43%.

Ngoài ra, theo thống kê của Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g sữa ít béo chứa từ 0 – 50mg purine. Đây là ngưỡng purine an toàn đối với bệnh nhân gút.

Sữa ít béo loại nào tốt cho người bị gút?

Một số loại sữa ít béo mà người bị gút nên sử dụng là:

  • Sữa động vật: sữa dê, sữa bò.
  • Sữa tươi không đường.
  • Sữa chua không đường.
  • Sữa tách béo và các chế phẩm từ sữa tách béo.

Người bệnh gút nên uống sữa ít béo mỗi ngày từ 1 -3 cốc. Điều này không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh gút mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Người bị gút nên sử dụng các loại sữa ít béo.

Người bị gút nên sử dụng các loại sữa ít béo.

Bệnh gút nên kiêng cữ những gì?

Bên cạnh việc lựa chọn những thực phẩm tốt cho việc điều trị bệnh, người bị gút cần lưu ý tránh sử dụng các thực phẩm, đồ uống sau đây:

  • Thịt động vật nói chung, đặc biệt là thịt vịt, thịt ngan, thịt bò..
  • Nội tạng động vật: lòng, gan, dạ dày…
  • Rượu, bia, nước ngọt có ga, chất kích thích.
  • Các chế phẩm từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ, sữa đậu nành.
  • Hải sản: tôm, cua, cá, mực…
  • Các loại rau, nấm tác động tới tốc độ tăng trưởng của axit uric. Bao gồm: măng tây, măng tre, giá, dọc mùng, nấm.
  • Các thực phẩm có hàm lượng chất béo no cao. Ví dụ: da động vật, đồ ăn chiên rán, mì tôm, đồ ăn nhanh.

Theo ThS.BS. Nguyễn Văn Tiến (thuộc Viện Dinh dưỡng Quốc gia), đây đều là những thực phẩm có khả năng khiến bệnh gút chuyển biến nặng hơn và nhanh hơn. Người bệnh nên loại bỏ chúng khỏi thực đơn để điều trị gút hiệu quả.

.

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button