Lá hen là gì? Tác dụng của cây lá hen chữa bệnh gì: Ho có đờm, khó thở, hen suyễn,… Cách dùng lá hen tốt, tránh tác dụng phụ tác hại của cây lá hen. Cách sử dụng cây lá hen chế biến sắc nấu uống, bảo quản. Giá lá hen bao nhiêu tiền 1kg, mua ở đâu. Hình ảnh cây lá hen.
Lá hen là gì?
Lá hen là cây bụi thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae), có tên khoa học là Calotropis gigantea (Willd.) Dryand. Ex Ait. f. Cây còn được biết đến với một số tên gọi khác như nam tỳ bà, bàng biển,…
Tại Việt Nam, cây nam tỳ bà thường mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Cây được thu hái quanh năm, sau đó đem phơi hoặc sao khô làm thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm của cây lá hen
Cây lá hen cao từ 2 – 3m, phân nhiều cành. Lá cây màu lục xám, bề mặt gồm một gân chính chạy dọc và các gân phụ xung quanh, mặt dưới có lông trắng mịn như phấn. Hoa có 5 cánh, màu trắng pha tím. Quả hình giáo, phần đầu hơi thuôn nhọn, chứa nhiều hạt có màng lông. Cây thường ra quả vào tháng 5 – 8 hàng năm.
Thành phần dược chất của cây lá hen
Thành phần dược chất của cây lá hen được nghiên cứu và chứng minh rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, các nhà khoa học trên thế giới đánh giá cao tác dụng của cây lá hen trong việc hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị bệnh.
Hai hoạt chất chính của cây nam tỳ bà là α-và β-amyrin giúp hạn chế quá trình tổng hợp leukotriene – một nhóm hoạt chất trung gian hóa học gây co thắt phế quản, tắc nghẽn phổi – rất tốt. Ngoài ra, cây còn có một số thành phần hóa học khác như glycoside, calotropin, taraxasterol,…
Tác dụng của cây lá hen chữa bệnh
Cây lá hen có tác dụng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo Đông y, cây có vị đắng, hơi chát, tính mát giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh như:
- Tốt cho các bệnh nhân bị bệnh hô hấp mãn tính (hen suyễn, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính), giúp giảm ho, đờm, khó thở.
- Có tác dụng kháng viêm mạnh, đặc biệt hạn chế tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp.
- Có khả năng chống oxy hóa, làm giảm sự hoạt động của các gốc tự do, bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây hại.
- Trị mụn mủ, đinh nhọt, lậu, giang mai, bệnh đậu mùa.
- Chữa bệnh phong, kiết lỵ.
Tác dụng của cây lá hen chống viêm
Công dụng của cây lá hen chống viêm được nghiên cứu và công bố trên tạp chí IJCBMS bởi các nhà khoa học Ấn Độ. Cây có khả năng hạn chế đáng kể bệnh viêm mãn tính đường hô hấp và làm giảm sự tổng hợp leukotriene bằng việc ức chế men lipoxygenase. Khả năng làm giảm chất leukotriene mang lại hiệu quả cao trong việc chống viêm và giãn phế quản. Cơ chế chống viêm của cây nam tỳ bà được các nhà khoa học xác định tương đương với dexamethasone – một loại corticoid có hoạt lực chống viêm mạnh.
Cây lá hen có tác dụng gì đối với việc chống oxy hóa
Tác dụng của cây lá hen chống oxy hóa được chứng minh bởi nhiều nhà khoa học như Singh và cộng sự,, Jayakumar và cộng sự hay Amit và cộng sự,… Theo kết quả nghiên cứu, loại cây này có khả năng ngăn chặn tình trạng stress oxy hóa hiệu quả, từ đó tránh gây tổn thương cho phổi và phòng ngừa các bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính,…
Xem thêm:
Cách dùng cây lá hen chữa bệnh
Tác dụng của cây lá hen rất tốt với sức khỏe nhưng cách sử dụng cây lá hen chữa bệnh sao cho hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng loại cây này làm nguyên liệu chính:
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu: Sử dụng 8 – 10 lá/1 ngày.
Cách dùng:
- Đun lá với 1,5 lít nước đến khi còn khoảng 1 lít thì tắt bếp.
- Chia làm 3 – 4 phần uống trong ngày vào lúc đói.
- Sử dụng thuốc từ 3 – 5 ngày để giảm ho, tiêu đờm.
Lưu ý: Khi sử dụng bài thuốc này, người bệnh nên kiêng đồ tanh (như tôm, cua, cá,…), thực phẩm cay nóng (gừng, tiêu, sả, ớt, mù tạt,…), đồ uống lạnh và các chất kích thích (như rượu, bia, cà phê,…). Cần kết hợp uống thuốc và sinh hoạt điều độ, kiêng khem trong ăn uống để bệnh tình thuyên giảm nhanh chóng hơn.
Bài thuốc 2:
Nguyên liệu: 20g lá nam tỳ bà, 16g cam thảo đất, 30g rau khúc.
Cách dùng:
- Sắc nước, sau đó chia làm 2 phần uống trong ngày.
- Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc để trị hen suyễn, uống đến khi khỏi bệnh thì ngừng.
Bài thuốc 3:
Nguyên liệu: Nhựa cây, dầu dừa.
Cách dùng:
- Đem nhựa cây và dầu dừa đun nóng cho tan vào nhau.
- Để hỗn hợp cho nguội bớt (chỉ cần hơi ấm) rồi bôi lên tóc, ủ khoảng 1 giờ.
- Gội lại bằng nước ấm để loại bỏ chấy chết.
Xem thêm: Lá hen – thảo dược quý trong điều trị đờm, ho, khó thở.
Hình ảnh cây lá hen
Hình ảnh cây lá hen để bạn tham khảo và cách nhận biết loại thảo dược này trong tự nhiên.
Tác dụng phụ của cây lá hen
Cây lá hen có độc không là câu hỏi được người dùng quan tâm nhiều nhất. Mặc dù có tác dụng chữa bệnh rất tốt nhưng loại cây này vẫn gây độc nếu sử dụng quá nhiều. Người bệnh dùng thuốc liều cao có thể gặp một số triệu chứng như co giật, nôn mửa, tiêu chảy,…, nặng hơn sẽ ảnh hưởng đến tim mạch. Chính vì vậy, để tránh tác dụng phụ của cây lá hen, bạn không nên tự ý chế biến và sử dụng thuốc mà cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ. Nếu thấy các biểu hiện kể trên, bệnh nhân tốt nhất nên ngừng sử dụng thuốc và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, khi sử dụng cây nam tỳ bà chữa bệnh, người dùng cần lưu ý một số điểm sau:
- Để đạt hiệu quả tốt nhất, người dùng nên kết hợp cây nam tỳ bà với một số thảo dược khác trong các bài thuốc tùy theo loại và tình trạng bệnh.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 1 tuổi không sử dụng thuốc từ loại cây này.
- Lá cây có lông tơ nên sau khi thu hái cần phải lấy khăn ướt lau sạch rồi mới phơi hoặc sao héo. Nếu không sơ chế đúng cách, lá nam tỳ bà sẽ gây khó chịu cho người bệnh trong quá trình dùng thuốc.
Giá cây lá hen trên thị trường
Giá lá hen trên thị trường bao nhiêu tiền 1kg, mua dược liệu ở đâu chất lượng là những câu hỏi được nhiều người quan tâm tìm kiếm. Hiện nay, thảo dược này được bán khá nhiều ở các nhà thuốc và phòng khám Đông y. Thông thường, 1kg nam tỳ bà khô có giá dao động từ 250.000 – 300.000 đồng.
Nam tỳ bà là cây thuốc nam quý, được xem như một vị thuốc chính trong Y học cổ truyền. Nhờ tác dụng chữa bệnh hiệu quả, loại cây này ngày càng được nhiều người biết đến và tìm mua. Trước nhu cầu tăng cao của người dùng, một số cơ sở đã trà trộn thảo dược giả, kém chất lượng vào để bán kiếm lời. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh, bạn nên đến những cơ sở uy tín, có giấy phép kinh doanh rõ ràng để mua thuốc. Người mua không nên tham rẻ mà lựa chọn phải những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là các thông tin về hình ảnh, tác dụng và cách dùng cây nam tỳ bà chữa bệnh. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích tới bạn đọc. Chúc bạn và gia đình sức khỏe.
Xem thêm: