Giỏ hàng

Con nhím với tác dụng của con nhím và cách dùng con nhím chữa bệnh

Con nhím là gì và tác dụng của con nhím chữa bệnh gì: dạ dày, viêm tai, trĩ, ngộ độc,… Nguồn gốc của con nhím là từ đâu? Cách dùng con nhím và dạ dày nhím hiệu quả cho sức khỏe. Hình ảnh con nhím rừng. Giá con nhím ra sao? Cách nuôi con nhím như thế nào?

Tác dụng của con nhím là gì và nguồn gốc cũng như hình ảnh con nhím

Tác dụng của con nhím là gì và nguồn gốc cũng như hình ảnh con nhím

Con nhím là gì?

Con nhím là gì? Nhím có tên khoa học là Hystrix Hodgsoni Gray, họ Hystricidae, thuộc bộ gặm nhấm. Con nhím là loài thú lớn nhất trong bộ gặm nhấm; chúng di chuyển khá chậm chạp với lông gai sắc nhọn phía sau lưng. Nhím có tên gọi khác là: dím, cao chư, hòa chư, sao chư, loan chứ. Con nhím có những đặc điểm sau:

  • Nhím đực: thân hình thon dài, đầu nhọn, mỏ và đuôi dài.
  • Nhím cái: mỏ và đuôi ngắn, đầu khá tròn, thân hình quả trám, mập.
  • Bọc quanh da là bộ lông trâm cứng, dài và nhọn.
  • Kích thước: đa số con nhím dài 60-90 cm.
  • Khối lượng trung bình: 5,4 đến 16 kg.
  • Nhím có khá nhiều màu sắc: nâu, xám và ít khi trắng.
  • Nhím trưởng thành là khi được khoảng 1-1,5 năm tuổi.
  • Thời kỳ đẻ: các tháng 8-9 và tháng 3-4 hàng năm.
  • Thói quen: kiếm ăn vào ban đêm, ngủ vào ban ngày.
  • Sống cá thể hoặc theo cặp, hay đào hang.
  • Thức ăn: cỏ, gỗ, vỏ cây, các loại hạt, chồi non hoặc côn trùng.
  • Gặm xương nhằm mài răng thêm sắc nhọn (dù không ăn thịt).
  • Mỗi lứa chỉ sinh 1-3 con, nhím con được gọi là con nhí.

Con dím (nhím) là loài động vật sống hoang dã. Con người thường săn bắn nhím để ăn thịt. Gặp kẻ thù, chúng chỉ dựng lông lên chứ không có khả năng “bắn lông” như mọi người nhầm tưởng.

Đặc điểm của con nhím là gì

Đặc điểm của con nhím là gì

Con nhím tự vệ ở môi trường tự nhiên 

Tác dụng của con nhím

Tác dụng của con nhím đối với sức khỏe con người là gì? Từ thời xưa, thịt và những bộ phận của nhím được dùng trong các bài thuốc dân gian. Trong đó có: lông nhím, phổi, mật, thịt, ruột già, gan, đặc biệt là dạ dày nhím. Những bộ phận này có nhiều công dụng tuyệt vời. Sau đây là những tác dụng chính:

Lông nhím (vị cay, tính ấm):

  • Lông nhím là vị thuốc mang công hiệu cầm máu, bổ huyết.
  • Có công năng hành khí, giúp giảm đau rất hiệu quả.
  • Lông nhím điều trị bệnh viêm tai và thối tai hữu hiệu.

Dạ dày nhím (vị ngọt, tính hàn, không có độc):

  • Công dụng thanh nhiệt lợi thấp.
  • Chữa trị chứng bệnh ngộ độc hiệu quả.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ xuất huyết, kiết lỵ và lòi dom.
  • Chữa di mộng tinh, nôn mửa, bệnh đau dạ dày.
  • Chữa trị thủy nhũng, cổ trướng, hoàng đan.
  • Sử dụng làm thuốc thích vị bì trong Đông y.
  • Công dụng bổ dưỡng, nhuận tràng.

Mật nhím:

  • Túi mật của nhím có tác dụng chữa đau mắt, đau lưng.
  • Có công dụng hữu hiệu khi bị chấn thương.
  • Ruột già, phổi, gan, phân nhím: trị phong nhiệt hiệu quả.

Công dụng của con nhím đối với sức khỏe là vô cùng nhiều. Đặc biệt là tác dụng của bao tử nhím ngâm rượu chữa đau dạ dày được biết đến nhiều hơn. Ngoài ra, nhím thường được nuôi để chế biến thực phẩm và lấy lông làm đồ trang sức.

Tác dụng của con nhím đối với con người có tốt không?

Tác dụng của con nhím đối với con người có tốt không?

Tên gọi Con nhím, con dím,…
Chủng loại Động vật ăn tạp.
Đặc điểm Có gai, mõm nhọn, màu nâu xám,…
Nguồn gốc Nhiều nơi trên thế giới: châu Âu, châu Á,…
Công dụng Chữa đau dạ dày, bệnh trĩ,…
Cách dùng Cách dùng dạ dày nhím chữa bệnh.
Hình ảnh Hình ảnh nhím rừng.
Giá mua Giá mua thịt nhím, nhím giống.
Cách nuôi Phương pháp nuôi đàn nhím.

Cách dùng con nhím

Cách dùng con nhím như thế nào? Đây là câu hỏi nhiều người đặt ra. Để đạt hiệu quả cao, nên thực hiện theo phương pháp sau:

Dạ dày nhím chữa trĩ, lòi dom:

  • Dạ dày nhím cắt nhỏ, sao phồng, tán thành bột.
  • Lấy 6-12g bột dạ dày sắc cùng hoa hòe, uống 3 lần trong ngày.

Chữa ngộ độc bằng dạ dày nhím:

  • Dạ dày nhím 1 cái, rửa sạch, sấy khô rồi giã nhỏ.
  • Trộn cùng 100g gạo cẩm rang vàng, tán thành bột mịn.
  • Mỗi ngày uống khoảng 2 lần, mỗi lần 10g.

Chữa viêm loét dạ dày bằng bào tử nhím:

  • Dùng dạ dày nhím vẫn còn chứa nguyên thức ăn ở trong.
  • Mang phơi (sấy) khô, thái nhỏ, sao chín, tán thành bột mịn.
  • Uống 10g/ngày (lúc đói) cùng với nước cơm.
  • Nên kết hợp bột dạ dày nhím với mật ong, bột nghệ.

Điều trị thủy thũng:

  • Đốt bao tử nhím, tán thành bột.
  • Mỗi lần lấy 8g hòa với rượu để uống.

Phương pháp sử dụng nhím để chữa bệnh được lưu truyền từ nhiều đời trước. Đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chứng minh công dụng của nhím. Điển hình như tác dụng trị viêm loét dạ dày (cả thực nghiệm và lâm sàng). Dù vậy, theo kinh nghiệm dân gian, các trường hợp thực tiễn, vẫn có thể áp dụng công thức trên. Tuy nhiên vẫn phải dựa trên một mức độ nhất định; cần có sự theo dõi chặt chẽ từ thầy thuốc chuyên khoa.

Cách sử dụng sản phẩm từ nhím tốt cho sức khỏe

Cách sử dụng sản phẩm từ nhím tốt cho sức khỏe

Xem thêm:

Hình ảnh con nhím

Hình ảnh con nhím trông như thế nào là điều khá nhiều người tò mò. Lý do bởi chúng không được xuất hiện đại trà để nhiều người có thể tận mắt chứng kiến. Loài nhím thường được biết đến như sau:

  • Nhím có đặc trưng là tự vệ thụ động.
  • Con nhím rất nhút nhát và hay sợ hãi, ưa sự yên tĩnh.
  • Lông gai sắc nhọn, gắn rất lỏng lẻo nhưng khó rơi ra ngoài.
  • Khi chiếc lông bị rơi khỏi cơ thể, thời gian sau sẽ mọc lại.
  • Loài nhím lớn nhất: nhím bờm Bắc Phi với kích thước dài 90 cm.
  • Loài nhím nhỏ nhất: nhím lông ngắn Bahia, dài khoảng 38 cm.

Hình ảnh con dím trông có vẻ khá sợ, nhiều người e ngại không dám đến gần chúng. Nhím Philippine và con nhím lông cứng được cho là loài động vật dễ bị tổn thương nhất. Đó là nhận định của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên.

Hình ảnh con nhím như thế nào?

Hình ảnh con nhím như thế nào?

Nguồn gốc con nhím

Nguồn gốc con nhím là từ đâu? Theo khoa học nghiên cứu, chúng thường sinh sống ở khắp mọi châu lục trừ Nam Cực. Loài nhím sống nhiều tại Nepan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc, Indonesia,…

Nhìn chung, nhím có thể sống ở mọi địa hình khác nhau gồm:

  • Trong tự nhiên, thường sống ở vùng đồi núi, rừng rậm, rừng nhiệt đới.
  • Sống ở vùng sa mạc, đồng cỏ.
  • Sống trên cành, rễ cây, khe đá, bụi cây, khúc gỗ (gọi là nhà).

Các nhà khoa học đã chia loài nhím thành 2 nhóm riêng biệt:

  • Nhím Hystricidae: sống ở châu Âu, châu Phi và châu Á.
  • Nhím Erethizontidae: sống tại Bắc Mỹ và Bắc Nam Mỹ.

Tại Việt Nam phổ biến hai loại nhím:

  • Nhím bờm: Cân nặng tới 25kg, ở vùng núi phía Bắc.
  • Loại nhím Don: sống ở phía Nam, lông ngắn và trọng lượng nhỏ hơn.

Nguồn gốc của con dím được phát hiện là có từ hàng triệu năm về trước. Ở Việt Nam hiện nay, nhiều địa phương đã chăn nuôi nhím nhằm phát triển kinh tế, dùng làm thuốc.

Nguồn gốc của các loài nhím trên thế giới

Nguồn gốc của các loài nhím trên thế giới

Giá con nhím

Giá con nhím bán như thế nào? Hiện nay, nghề nuôi nhím trở lên phổ biến ở Việt Nam bởi ít dịch bệnh; hiệu quả kinh tế khá cao; lại tận dụng được nhiều phụ phẩm trong nông nghiệp rẻ tiền. Bởi vậy mà người dùng không quá khó để mua được nhím. Ngoài ra, có thể tham khảo mức giá bán nhím trên thị trường như sau:

  • Giá thịt nhím thương phẩm: dao động từ khoảng 400.000-500.000 đồng/kg (đã rút xương).
  • Giá thịt nhím nguyên con móc hàm: 300.000-400.000 đồng/kg.
  • Thịt nhím hơi tại chuồng: 250.000-300.000 đồng/kg.
  • Thịt nhím giả được giới thiệu là hàng thái miếng đông lạnh: 80.000-100.000 đồng/kg.
  • Dạ dày nhím rừng được rao bán với giá 600.000-1.000.000 đồng/cái.
  • Căp nhím con làm giống: giá khoảng 2-3 triệu đồng/cặp.
  • Cặp nhím giống bắt đầu sinh sản: khoảng 5-6 triệu đồng/cặp.
  • Cặp giống bố mẹ kèm 2 con: khoảng 10 triệu đồng.

Giá thành con dím khá đắt đỏ, chủ yếu dùng trong các nhà hàng. Hiện nay, hầu hết cửa hàng thuốc đông dược và phòng khám Đông y đều bán vị thuốc này. Tuy nhiên, các gian thương thường tự chế dạ dày nhím giả từ nhiều chất liệu như bao tử heo. Bởi vậy, người mua phải hết sức thận trọng kẻo “tiền mất tật mang”. Nên chọn các địa chỉ uy tín và đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động đầy đủ.

Giá thành con nhím có đắt không?

Giá thành con nhím có đắt không?

Xem thêm: https://www.24h.com.vn/thi-truong-tieu-dung/nuoi-lon-lo-chuyen-sang-nuoi-con-day-long-nhon-bo-tui-tram-trieu-c52a964665.html

Cách nuôi con nhím

Cách nuôi con nhím ra sao và có khó không? Nhím là loại động vật hoang dã, tuy nhiên chúng rất dễ nuôi và dễ thuần hóa. Nếu có ý định nuôi nhím thì bà con có thể tham khảo phương pháp sau đây:

  • Mua tại địa chỉ tin cậy, đảm bảo nhím đã thuần hóa (dễ nuôi).
  • Nhím phải có nguồn gốc rõ ràng, giấy kiểm dịch, chứng nhận kiểm lâm.
  • Thức ăn: côn trùng, ốc, giun, cá, rễ, lá, củ quả,…
  • Liều lượng: 2kg thức ăn/con/ngày và 1 lít nước/con/ngày.
  • Tỷ lệ đực/cái phù hợp trong đàn: 1 nhím đực và 5-8 nhím cái.
  • Phối giống khi được 1 năm tuổi và kéo dài 4 ngày.
  • Sau phối giống, chú ý bổ sung nhiều đạm, chất béo, giá đỗ.
  • Đề phòng nhím đực cắn chết nhím con.
  • Vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên cho khô ráo.
  • Chủ động phòng bệnh ký sinh trùng và đường ruột cho nhím.

Phương pháp nuôi cũng như những kỹ thuật cần biết là điều nhiều người tìm hiểu. Người nuôi cần chú ý những dấu mốc quan trọng trên để đàn nhím được khỏe mạnh, phát triển tốt.

Con nhím 

SẢN PHẨM NẤM LIM XANH

Rừng Tự Nhiên 100%
Chế Biến Gia Truyền
Chất Lượng Đảm Bảo
Miễn Phí Vận Chuyển
Hotline Button Zalo Button Location Button Location Button