Hà thủ ô chữa bệnh gì, có tác dụng gì đối với sức khỏe? Sử dụng lá, củ hà thủ ô tươi khô có chữa bệnh vô sinh không? Uống hà thủ ô trị bệnh mất ngủ không? Hà thủ ô đỏ trị rụng tóc, tóc bạc. Tinh chất hà thủ ô, hà thủ ô ngâm rượu chữa bệnh gì? Hà thủ ô trắng đỏ và công dụng. Uống nước sắc hà thủ ô bao lâu có tác dụng?
Hà thủ ô chữa bệnh gì là vấn đề nhiều người quan tâm. Bởi hà thủ ô là một trong những dược liệu quen thuộc trong Đông y, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về tác dụng chữa bệnh của chúng.
Hà thủ ô hay còn được gọi là giao đằng, thủ ô, dạ hợp. Ở Việt Nam có 2 loại là hà thủ ô trắng và hà thủ ô đỏ. Tuy nhiên Đông y thường sử dụng hà thủ ô đỏ làm thuốc. Cây hà thủ ô đỏ có đặc điểm:
- Hà thủ ô đỏ sinh sống, phát triển lâu năm.
- Thân cây dạng dây leo mềm, quấn vào nhau.
- Rễ hà thủ ô phát triển thành củ lớn màu đỏ.
- Lá cây hà thủ ô đầu nhọn, hình tim, dáng dài.
Dân gian thường đồn thổi rằng sử dụng củ hà thủ ô phơi khô sẽ giúp tóc đen, lâu bạc, cơ thể khỏe khoắn, trẻ lâu, sống thọ. Vậy thực hư tác dụng hà thủ ô chữa bệnh gì và có tốt cho sức khỏe hay không?
Hà thủ ô chữa bệnh gì?
Hà thủ ô đỏ có vị ngọt, chát, đắng, tính hơi ấm. Thành phần hà thủ ô không chứa độc tính. Riêng phần củ của hà thủ ô có chứa các chất:
- Chrysophanic acid: Có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn.
- Emodin: Là một Anthraquinone hoạt tính sinh học, có tiềm năng trong điều trị ung thư vú.
- Lecithin: Có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh về gan, cân bằng hàm lượng Cholesterol trong cơ thể.
Vì vậy, Đông y sử dụng củ (chính là phần rễ) của hà hủ ô để bào chế thành vị thuốc.
Hà thủ ô chữa bệnh gì theo Đông y?
Theo Đông y, hà thủ ô chữa bệnh gì hiệu quả? Đông y dùng hà thủ ô chữa tóc bạc sớm, rụng tóc nhiều, chữa thiếu máu…
Hà thủ ô trị rụng tóc có tốt không?
Theo quan niệm trong Đông y, râu và tóc có quan hệ mật thiết với thận tàng tinh, tạng thận, tinh sinh huyết. Nếu thận hư yếu sẽ khiến tóc rụng nhiều. Ngược lại, nếu thận tinh khỏe mạnh sung túc sẽ giúp tóc phát triển chắc khỏe.
Trong “Bản thảo cương mục” có viết: “Thủ ô trắng vào phần khí, thủ ô đỏ vào phần huyết, thuốc khí ôn, vị đắng, sáp. Đắng bổ thận, ôn bổ can, thu liễm tinh khí, dưỡng huyết ích can, cố tinh thận, kiện gân cốt, làm đen râu tóc là vị thuốc tư bổ tốt”. Vì vậy, khả năng chữa tóc rụng nhiều của hà thủ ô là điều dễ hiểu.
Tinh chất hà thủ ô chữa tóc bạc sớm
Theo lương y Hà Văn Tiêu (Hội Đông y thành phố Hà Nội), có một nghiên cứu về tác dụng của hà thủ ô đối với người tóc bạc sớm. Nghiên cứu thực hiện ở 24 nữ và 24 nam, có độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Đây đều là những người gặp tình trạng tóc yếu kém, rụng nhiều và tóc bạc sớm.
Nguyên nhân gây bạc tóc của họ thường do tuổi tác, lối sống không khoa học, do di truyền hoặc tâm lý stress nặng. Mỗi người tham gia nghiên cứu sẽ được dùng 4g hà thủ ô đỏ đã qua chế biến, chia làm 2 lần trong ngày. Sử dụng liên tiếp trong 30 ngày.
Kết quả thu về cho thấy tình trạng tóc rụng được cải thiện. Sợi tóc chắc khỏe và không có dấu hiệu bạc tóc như trước. Đặc biệt, không ai trong số những người tham gia thử nghiệm gặp tác dụng phụ từ hà thủ ô.
Vì vậy hà thủ ô được nhiều người tìm đến như một giải pháp chữa tóc bạc sớm hiệu quả. Có thể kết hợp hà thủ ô cùng các vị thuốc khác như đỗ đen, thục địa hoàng…
Hà thủ ô chữa sốt rét lâu ngày
Trong “Thần nông bản thảo kinh độc” có ghi chép về tác dụng của thủ ô như sau: “Hà thủ ô dùng trị sốt rét và lî lâu ngày. Cái hay của hà thủ ô là nhập thiếu dương kinh, khí rất mạnh, mạnh nên triệt được ngược tà. Vị của thuốc rất sáp, sáp nên chặn được ngược tà. Nếu bệnh chưa hết cho thêm sài, linh, quất, bán. Nếu đã khỏi nên thêm sâm, truật, kỳ, qui cho thêm 1, 2 thang”. Đông y sử dụng thủ ô kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhau điều trị bệnh sốt rét hiệu quả. Điều này nhờ vào cơ chế làm tăng sức chịu đựng nhiệt của cơ thể mà thủ ô đem lại.
Sử dụng hà thủ ô thông tiểu, giải độc, bổ máu
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, thủ ô có tác dụng:
- Thông tiểu, giải độc cơ thể.
- Bổ máu nhờ vào hàm lượng sắt trong thành phần thủ ô, tốt cho phụ nữ sau sinh.
Tác dụng hà thủ ô chữa bệnh theo Tây y
Theo y học hiện đại thì hà thủ ô chữa bệnh gì hiệu quả? Như đã nói ở trên, trong thành phần thủ ô chứa nhiều chất có lợi đối với sức khỏe con người, đặc biệt là chất Lecithin.
Uống hà thủ ô chữa bệnh vô sinh không?
Chất Lecithin là một trong các axit amin quan trọng và cần thiết đối với quá trình sản xuất tinh trùng ở nam giới. Đặc biệt chất này là thành phần của tinh dịch. Nếu thiếu Lecithin sẽ không thể sản sinh được tinh dịch.
Nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện chất Lecithin có trong hà thủ ô. Điều này lý giải vì sao dược liệu thủ ô được nhiều người truyền miệng là một trong những bài thuốc chữa vô sinh, hiếm muộn.
Theo tiến sĩ Ray Sahel (Chuyên gia chăm sóc sức khỏe Mỹ), hà thủ ô là vị thuốc có tiếng trong tăng cường sinh lực và nâng cao tuổi thọ. Những nghiên cứu ban đầu về thủ ô đều có kết quả chứng minh tác dụng giảm sự lão hóa ở động vật (được thí nghiệm), đặc biệt ở cơ quan sinh sản.
Trong “Bản thảo cương mục”, nhà dược học nổi tiếng Trung Quốc thời Minh là Lý Thời Trân đã kể lại vua Minh Thế Tông hoàng đế chữa khỏi chứng bất lực, sau đó sinh được hoàng tử. Phương thuốc vua sử dụng chính là “Thất bảo mỹ nhiệm đan”, trong đó hà thủ ô là dược liệu chính.
Xem thêm:
Cây hà thủ ô có mấy loại? Nhận biết hà thủ ô thật giả trên thị trường – Báo Dân trí
Hà thủ ô chữa bệnh táo bón
Chất Anthraquinone trong thành phần hà thủ ô có tác dụng kích ứng nhu động ruột. Điều này giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Đặc biệt phụ nữ sau sinh hoặc người già rất dễ bị táo bón có thể sử dụng hà thủ ô phòng ngừa, điều trị. Tuy nhiên, cần sử dụng liều lượng sao cho phù hợp. Nếu dùng quá liều lượng có thể gây tiêu chảy rất nguy hiểm.
Chữa các bệnh lý khác bằng hà thủ ô
Ngoài các tác dụng chữa bệnh kể trên, hà thủ ô chữa bệnh gì? Dưới đây là một số tác dụng điều trị bệnh lý của thủ ô mà người dùng có thể tham khảo thêm:
- Chữa suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh.
- Chữa đau đầu, mất ngủ.
- Bảo vệ tim khỏe mạnh.
- Chống viêm, chữa một số bệnh về da liễu: điều trị viêm da mủ, nấm chân, bệnh lậu.
- Phòng ngừa xơ vữa động mạch, máu nhiễm mỡ nhờ tác dụng làm giảm cholesterol và triglycerid trong máu, hỗ trợ ức chế tăng lipid máu.
Xem thêm: Tác dụng chữa bệnh của hà thủ ô đỏ
Lưu ý khi sử dụng hà thủ ô chữa bệnh
Tuy có nhiều tác dụng trong điều trị một số căn bệnh phổ biến, hà thủ ô rất dễ đem lại tác dụng phụ nếu người dùng không biết cách sử dụng. Dưới đây là một số lưu ý mà người dùng không nên bỏ qua khi sử dụng hà thủ ô chữa bệnh.
Hà thủ ô có tác dụng phụ không?
Theo Lương y Nguyễn Xuân Hướng (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam), hiện nay có nhiều người tự ý mua hà thủ ô sống về chữa bệnh. Điều này rất nguy hiểm bởi hà thủ ô sống nếu không biết cách sơ chế, chế biến rất dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, sử dụng hà thủ ô sống khi đói có nguy cơ bị ngộ độc.
Thành phần Tannin trong hà thủ ô sống chiếm hàm lượng cao. Nếu không chế biến hà thủ ô để làm giảm chất này sẽ khiến cho hà thủ ô có vị chát. Nếu uống hà thủ ô sống gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tích tụ chất độc trong cơ thể. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới gan, thận.
Chế biến hà thủ ô đúng cách
Cũng theo lương y Nguyễn Xuân Hướng, hà thủ ô sau khi nhổ thì nên được sơ chế như sau:
- Rửa sạch đất cát bám trên củ hà thủ ô.
- Phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Có thể thái lát hà thủ ô trước khi phơi hoặc sau khi phơi để bảo quản và sử dụng tiện lợi hơn.
- Khi sử dụng, tùy vào mục đích mà có cách chế biến khác nhau. Nên đun đậu đen lấy nước sau đó tẩm vào hà thủ ô rồi đun cách thủy 9 đêm giúp tăng tính dược, loại bỏ độc tố. Sau đó có thể dùng hà thủ ô kết hợp với các vị thuốc khác.
Hà thủ ô trắng chữa bệnh gì?
Hiện nay có nhiều lời đồn thổi về tác dụng hà thủ ô trắng cũng giống như tác dụng của hà thủ ô đỏ. Vậy hà thủ ô chữa bệnh gì?
Khác với hà thủ ô đỏ, thủ ô trắng hiện nay chưa được nghiên cứu cụ thể trong y học. Tuy nhiên theo sách Trung dược học thì hà thủ ô trắng có tác dụng kháng ung thư. Hiện nay chưa có nghiên cứu hay cơ sở khoa học nào chứng minh tác dụng này là có thật.
Hà thủ ô ngâm rượu có tốt không?
Một số tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh của rượu hà thủ ô như:
- Ức chế vi khuẩn, vi rút gây bệnh trong cơ thể.
- Tăng sản sinh hồng cầu, hỗ trợ điều trị thiếu máu.
- Cải thiện hoạt động của thận, gan.
Tuy nhiên để đạt tác dụng nói trên cần phải có chế độ ăn uống hợp lý. Đặc biệt kiêng hành, tỏi, củ cải, gia vị cay nóng để không làm giảm tác dụng của rượu thủ ô. Ngoài ra cần uống rượu thủ ô đúng liều lượng, khoảng 100ml rượu/ngày, chia làm 2 lần uống. Bệnh nhân kiêng rượu, bia không nên sử dụng rượu thủ ô hoặc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Xem thêm: