Cây đinh lăng là gì? Tác dụng của cây đinh lăng chữa bệnh gì. Cách dùng cây đinh lăng tốt nhất tránh tác dụng phụ của đinh lăng. Cách sử dụng đinh lăng ngâm rượu đinh lăng nấu uống hàng ngày có tốt không và nên kiêng gì. Giá đinh lăng bao nhiêu tiền 1kg? Nơi mua bán đinh lăng. Hình ảnh đinh lăng và cách nhận biết phân biệt đinh lăng thật giả.
Cây đinh lăng là gì?
Cây đinh lăng được xem là “nhân sâm của người nghèo”. Ngoài sử dụng ăn sống, đinh lăng còn là vị thuốc quý, chữa được nhiều chứng bệnh không ngờ tới. Ngày nay, loại cây này được nhiều người biết đến với công dụng rất tốt cho sức khỏe con người.
Khái niệm cây đinh lăng
Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harras, tên tiếng anh là Ming Aralia. Dân gian còn gọi đinh lăng là cây gỏi cá, cây nam dương âm.
Đinh lăng có nguồn gốc từ nhân sâm, không có gai, thân nhẵn, cây cao từ 1 – 1,5m. Lá đinh lăng có mùi thơm đặc trưng, xẻ lông chim, lá kép 2 – 3 lần. Hoa đinh lăng màu trắng hoặc lục nhạt, có hình khuy ngắn, nhiều tán hoa nhỏ. Quả màu trắng bạc, dày 1mm, hình dẹp dài khoảng 3 – 4mm.
Đặc điểm cây đinh lăng phân bố đinh lăng
Đinh lăng có nguồn gốc từ Thái Bình Dương, ở nước ta loài cây này chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía bắc như: Thái Bình, Nam Định, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái… Đến nay loại cây này được phân bố khắp nơi trên cả nước với mục đích:
- Cây để làm cảnh
- Lá làm gia vị (thường dùng để ăn gỏi)
- Rễ làm thuốc chữa bệnh
Hình ảnh cây đinh lăng
Đặc điểm cây đinh lăng
Thân đinh lăng
Cây đinh lăng thuộc thân bụi, mọc xanh tốt quanh năm, cao từ 0,8 – 2m. Thân cây hình tròn, có nhiều vết sẹo lồi to, màu nâu xám, vỏ sần sùi nhưng không có gai.
Lá cây đinh lăng
Đinh lăng thuộc họ lá mọc cách, dài từ 20 – 40cm, lá hình lông chim kép 2 – 3 lần. Lá chét chia thùy nhọn không đều, mặt trên màu xanh, mặt dưới hơi bóng. Phần gốc lá và phiến lá hình thuôn nhọn, rộng 0,5 – 1,5cm, dài từ 2 – 5cm.
Gân lá hình lông chim, đường gân nổi rõ, thường có thêm 3 – 4 cặp gân phụ chia theo từng lá. Cuống lá dài, hình tròn, màu xanh đậm, thỉnh thoảng xuất hiện những đốm lá hình nhạt trên cuống. Đáy cuống phì to thành bẹ lá.
Hoa đinh lăng
Hoa đinh lăng thường mọc thành cụm, tụ lại phía ngọn cành. Chủ yếu là hoa lưỡng tính, mẫu 5. Hoa đinh lăng khá nhỏ, cuống hình trụ, màu xanh, to khoảng 0,3 – 0,4cm.
Đặc điểm ban hoa: Đài hoa có 5 răng, chia đều các phía. Đài màu xanh, hình bầu dục, đỉnh thuôn nhọn. Cánh hoa dài từ 0,25 – 0,3cm, rộng từ 0,1 – 0,15cm, giữa cánh hoa thường xuất hiện gân.
Đặc điểm bộ nhị: Bộ nhị có 5 nhị rời, đều, xếp xen kẽ giữa cánh hoa. Nhị có sợi mảnh, màu trắng, dài khoảng 0,1 – 0,15cm. Bao phấn nằm ngoài, 2 ô thuôn dài màu vàng nứt dọc theo chiều dài và hướng vào bên trong, dính với gốc hoa. Hạt phấn tách rời, hình cầu 3 lỗ, màu vàng nhạt, đường kính từ 30 – 35cm.
Đặc điểm bộ nhụy: Nhụy có từ 2 – 3 noãn, bầu dưới có 2 – 3 ô, mỗi ô một noãn. Đích noãn hình trụ, mỗi noãn có 2 – 3 vòi nằm úp sát nhau hướng thẳng đứng. Noãn đinh lăng có màu xanh đậm, dài khoảng 1cm, phần nhụy hình điểm.
Quả đinh lăng
Quả đinh lăng có hình bầu dục, thuộc dạng quả hạch, dài khoảng 4 – 6mm, rộng 3 – 4mm. Đỉnh quả đinh lăng có vòi nhụy mọc choãi ra, đài vẫn còn. Quả màu xanh đậm, phía trên có những nốt tròn màu xanh nhạt.
Phân loại cây đinh lăng
Đinh lăng lá nhỏ – sâm Nam Dương
Đinh lăng lá nhỏ hay được gọi tắt là cây đinh lăng, bởi nó là cây phổ biến nhất tại nước ta. Loại cây này có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Đinh lăng lá nhỏ còn có tên gọi khác:
- Đinh lăng nếp
- Cây gỏi cá
- Cây sâm Nam Dương.
Đặc điểm đinh lăng lá nhỏ hình lông chim, thân nhẵn, có hoa, cao từ 1 – 1,5m nếu được chăm sóc tốt. Cây đinh lăng được trồng làm cảnh, làm gia vị hoặc làm thuốc trong Đông y. Ngoài ra, đinh lăng còn dùng để chế biến món ăn (gỏi cá), làm thuốc, làm gối. Rễ đinh lăng được ví như là nhân sâm của người nghèo, thường dùng để ngâm rượu hoặc sắc nước có tác dụng bồi bổ, kéo dài tuổi thọ.
Đinh lăng lá to
Cây đinh lăng lá to có tên khoa học là Polyscias filicifolia, loài cây này còn có tên gọi khác như: Đinh lăng ráng, đinh lăng lá lớn, đinh lăng tẻ. Cây đinh lăng lá to rất hiếm gặp, lá dày, to hơn nhiều so với loại cây đinh lăng lá nhỏ.
Đinh lăng lá đĩa
So với đinh lăng lá nhỏ thì đinh lăng đĩa có hình dáng khác hẳn, dáng to tròn. Loại cây này rất hiếm gặp nên ít nhiều người biết đến.
Đinh lăng lá răng
Loại đinh lăng này lá xẻ răng cưa, thường được trồng để làm cây cảnh, không có giá trị làm thuốc. Hình dáng cây thấp, vóc dáng nhỏ hơn cây thân nhẵn, lá hình hơi tròn răng cưa ở viền ngoài. Mặt lá trơn bóng, màu xanh đậm.
Đinh lăng lá tròn
Loại cây này bạn có thể dễ dàng nhận ra ngay, lá hình tròn, to, mép không có răng cưa. Mặt lá bóng, phẳng, xen kẽ màu xanh – trắng trông rất đẹp mắt nên người ta thường trồng làm cảnh. Loại cây này chia thùy từng bẹ lá nên mỗi nhánh chỉ có một lá duy nhất.
Đinh lăng lá vằn
Với tên khoa học là Polyscias Guilfoylei, hình lá đẹp mắt như những cánh hoa, đường vằn rõ nét. Loại đinh lăng này rất hiếm gặp nên không phải ai cũng biết.
Đinh lăng mép lá bạc
Cây đinh lăng này có tên khoa học là P.guilfoylei var. lacinata, hay thường được gọi với tên khác như: Đinh lăng trổ, đinh lăng viền bạc. Hình thái lá có thể hơi tròn hoặc dài, viền lá màu trắng bạc, thân lớn, thường dùng làm cây cảnh.
Cách khai thác cây đinh lăng
Ngoài đinh lăng tự nhiên thì ngày nay nhiều nơi tiến hành nhân giống loại cây này. Để trồng cây đinh lăng không phải khó nhưng cũng không đơn giản nếu không biết cách ứng dụng kỹ thuật phù hợp. Ngoài ra, yếu tố giống, đất trồng, thời vụ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất thu hạch đinh lăng.
Chọn giống đinh lăng
Đinh lăng có rất nhiều loại nhưng chủ yếu có 2 loại chính là đinh lăng lá nhỏ và đinh lăng lá to.
- Đinh lăng lá nhỏ còn gọi là đinh năng nếp, xoăn lá, vỏ cây nhẵn, rễ mềm, củ to, vỏ dày, phát triển mạnh, năng xuất cao. Đây là loại đinh lăng tốt nên được gieo trồng phổ biến. Vì vậy, khi chọn đinh lăng để trồng bạn nên chọn loại cây không quá non hay quá già.
- Đinh lăng lá to, vỏ sần, ít rễ, củ nhỏ, cứng, khả năng phát triển không cao.
Để được loại giống này, bạn nên chặt cành ra thành nhiều đoạn, mỗi đoạn khoác 30cm. Lưu ý, tránh làm dập 2 đầu của các đoạn.
Chọn đất trồng đinh lăng
Đinh lăng chỉ phát triển trên điều kiện đất tơi xốp, ưa ẩm chứ không chịu được khô hạn. Vì thế, cần đảm bảo đất trồng tơi xốp, thoáng, khả năng giữ ẩm tốt. Nếu muốn cây phát triển nhanh cần đảm bảo được các yếu tố trên.
Kỹ thuật trồng đinh lăng
Đinh lăng có thể phát triển được khi giâm trực tiếp vào bầu đất hoặc cấy trên đất cát vàng. Trước khi trồng, bạn cần loại bỏ hạt cỏ, đá, đem trộn cung với 1% supe lân, 9% phân chuồng.
Bầu đất đóng đầy, chật rồi xếp bầu vào luống, khoảng cách các bầu từ 0,8 – 1m. Nếu trồng đinh lăng số lượng lớn thì có thể cày đất cho tơi xốp, tạo luống cao khoảng 25 – 50cm, rạch luống sâu 15cm. Phân khoảng cách giữa các hố trồng khoảng 50cm, đặt hom theo chiều của luống. Ban đầu nên bón lót bằng phân chuồng khoảng 4kg/sào; phân NPK khoảng 20kg/ sào, sau đó lấp lại.
Cách chăm sóc đinh lăng
Khi trồng, sau một thời gian bạn nên tiến hành loại bỏ sâu bệnh gây hại. Thường xuyên cắt tỉa cành già, đảm bảo thông thoáng. Khi lên 6 tháng tuổi, bạn tiến hành bón thúc bằng phân urê, mỗi sào khoảng 8kg. Sau 2 năm tuổi nên cắt bớt cành, lá thừa vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm. Sau lần tỉa cành, lá đầu, mỗi sào bón thêm 4kg phân kali, 15kg phân NPK, 300kg phân chuồng.
Thu hoạch đinh lăng
Đinh lăng phải trồng sau 3 năm mới có thể thu hoạch. Theo nghiên cứu, tất cả bộ phận của cây đinh lăng đều có tác dụng trong y học. Thân, lá, rễ có tác dụng tăng lực. Nên thu hoạch lá trước sau đó mới thu vỏ rễ, vỏ thân. Lá thu được đem hong gió cho khô rồi sấy và bảo quản.
Phần thân được dùng để làm thuốc bổ giúp tăng cân, tăng co bóp tử cung, tăng tiết niệu, an thần.
Nhân giống đinh lăng
Có thể nói, kỹ thuật nhân giống loại cây này rất phúc tạp. Nên sử dụng con dao sắc để chặt hai đầu, chặt từng đoạn, mỗi đoạn dài từ 15 – 20cm. Lưu ý, trên cành ít nhất phải có 3 mắt lá mới đáp ứng đúng kỹ thuật. Tránh làm dập 2 đầu sẽ giúp cây phát triển hơn trong bầu rễ.
Khi tỉa hom nên để lại 3 – 4 lá, nên để khoảng 1/3 phiến lá. Phần dưới tỉa sạch rồi cắm vào bầu, sau đó chôn trong đất nếu không sẽ dễ bị thối. Phần dưới nên cắt vát khoảng 45 độ, dùng dao sắc để cắt tránh bị dập.
Nhúng cành vào dung dịch Benlat nồng độ 100 – 200ppm. Có thể pha Benlat với ít nước để giảm nồng độ. Nhúng cành vào dung dịch đã pha sẵn khoảng 10 – 15 phút để trừ nấm bệnh rồi đem hom đi giâm. Lưu ý, sau khi ngâm nên rửa lại cành với nước lá hoặc nhúng lại với nước tím nồng độ 0,1% rồi cắm vào bầu.
Tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng
Theo nghiên cứu y học cổ truyền, tính chất đinh lăng giống như nhân sâm. Rễ cây hơi đắng, có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, nâng cao sức đề kháng, bồi bổ, thông huyết mạch, giảm căng thẳng mệt mỏi… Ngoài ra, đinh lăng còn có tác dụng giảm dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lị… rất hiệu quả.
Tác dụng của đinh lăng là gì?
Mỗi bộ phận của cây đinh lăng đều mang lại tác dụng chữa bệnh riêng. Đặc biệt, trong đó phải kể đến lá và củ đinh lăng.
Tác dụng củ cây đinh lăng
Ngoài dùng để chữa bệnh, củ đinh lăng còn có tác dụng bồi bổ hiệu quả. Loại củ này có vị ngọt, thơm, tính mát, có vị đắng. Dưới đây là những công dụng của củ đinh lăng có thể bạn chưa biết:
- Củ đinh lăng rất tốt cho não, tăng cương lưu thông máu, hoạt huyết dưỡng não. Từ đó, giúp người lao động trí óc thoải mái hơn, ngủ ngon hơn. Ngoài ra, củ đinh lăng còn giúp chữa chứng rối loại tiền đình, điều trị mất ngủ, an thần. Đặc biệt, loại củ này còn giúp tăng khả năng tập trung, nâng cao trí nhớ.
- Củ đinh lăng rất lợi tiểu, hỗ trợ chứng suy thận, sỏi thận. Đặc biệt, là các bệnh liên quan đến tiết niệu như: Nước tiểu vàng, háo tiểu.
- Củ đinh lăng giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng.
Lá đinh lăng có tác dụng gì?
- Thải độc: Dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt, cá có tác dụng giống như nhân sâm. Chỉ với 200g lá đinh lăng, đem rửa sạch, nấu sôi cho lá vào ăn nóng giúp cơ thể sảng khoái, đầy độc tố ra ngoài.
- Ngăn ngừa dị ứng: Uống nước lá đinh lăng giúp giảm tình trạng dị ứng hiệu quả. Đem nấu 150 – 200g lá đinh lăng tươi với 200ml nước, nấu sôi 30 phút thì tắt bếp. Uống nước đinh lăng khi còn nóng.
- Chữa chứng mất ngủ: Trong dân gian, lá đinh lăng được xem là phương pháp chữa chứng mất ngủ rất hiệu nghiệm. Nếu bị mất ngủ lâu ngày, tinh thần mệt mỏi, thiếu tập trung thì nên uống nước đinh lăng mỗi ngày.
- Chữa ho lâu ngày: Lá đinh lăng có tác dụng chữa ho hiệu quả và được nhiều người áp dụng. Bệnh nhân kiên trì uống, khoảng 1 tuần bệnh sẽ khỏi hẳn.
- Làm trắng da: Có rất nhiều mẹo làm trắng da và lá đinh lăng được đánh giá rất cao về hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng nước lá đinh lăng nấu sôi, tắm như bình thường khoảng 20 – 30 phút. Lá đinh lăng giúp tái tạo collagen, cắt đứt tế bào hắc tố gây thâm nhanh chóng.
- Trị mụn: Rửa sạch lá đinh lăng tươi, cho thêm muối, chanh đắp lên vùng da mụn. Khi nào lá khô thì lấy ra, rửa sạch với nước. Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần, làn da của bạn sẽ được khôi phục.
Tác dụng đinh lăng chữa bệnh gì?
Đinh lăng giúp bồi bổ, ngăn ngừa dị ứng
Bồi bổ, chữa dị ứng bằng cách chuẩn bị 200g lá đinh lăng tươi, 200ml nước. Đem nấu sôi 5 – 10 phút thì chắt lấy nước uống. Uống hết, đổ thêm nước tương tự như lần đầu, uống khi nào nước nhạt là được.
Cây đinh lăng chữa mệt mỏi, suy nhược
Đây là tác dụng được rất nhiều người biết đến. Sử dụng rễ đinh lăng đem sắc lấy nước giúp cơ thể dẻo dai. Thái nhỏ rễ cây, đem phơi chỗ râm mát giúp tăng mùi thơm và hoạt chất trong rễ.
Bồi bổ cho sản phụ bằng đinh lăng
Phụ nữ sau sinh được khuyên nên nấu canh lá đinh lăng với thịt, cá để bồi bổ. Khi nấu canh thịt, rửa sạch 150g lá đinh lăng, để ráo, cho vào nấu vừa chín, ăn lúc còn nóng.
Ngoài ra, cây đinh lăng còn giúp thông tia sữa, căng vú, phòng bệnh co giật ở trẻ. Đặc biệt, đinh lăng còn chữa bệnh thiếu máu, giúp làm lành vết thương, chữa sưng khớp, hỗ trợ điều trị chứng phong thấp, đau tức ngực…
Công dụng của cây đinh lăng
Theo nghiên cứu, cây đinh lăng không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn giúp bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Những người mới ốm dậy, dùng đinh lăng giúp bổ máu, tăng khả năng phục hồi sức khỏe.
Ngoài ra, người bình thường có thể dùng đinh lăng giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, lá đinh lăng giúp an thần tốt nên được nhiều người sử dụng là “gối lá đinh lăng”.
Lá đinh lăng chứa saponin giúp phục hồi mệt mỏi, thêm sinh lực, tăng năng lượng. Đồng thời, kích thích ăn ngon miệng, tăng cường hấp thụ dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa. Hoạt chất alkaloid giúp chống nhiễm độc, diệt ký sinh trùng. Thành phần vitamin B1, B2, B6, C giúp điều trị các bệnh về xương khớp, trị chứng đau đầu, mất ngủ, giảm lão hóa, giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, hơn 20 loại acid amin, acid hữu cơ, phytosterol, glycosid, tinh dầu có tác dụng:
- Phục hồi sức khỏe sau luyện tập.
- Tiêu độc.
- Tăng cường thể lực.
- Tăng cường trí nhớ.
- Giúp xương chắc khỏe.
- An thần.
- Ngủ ngon giấc.
Cách dùng cây đinh lăng
Dùng đinh lăng như thế nào để phát huy tác dụng là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nói đến cây đinh lăng, phần củ và lá mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh nhất. Vậy, cách dùng củ (rễ) và lá đinh lăng như thế nào?
Cách chế biến đinh lăng
Chế biến củ đinh lăng
Củ đinh lăng sau khi thu hoạch đem rửa sạch, để ráo. Lưu ý, khi rửa tránh làm xước vỏ. Rễ đinh lăng khi phát triển khoảng 2 – 3 năm, phình to và hình thành củ đinh lăng. Phần chủ này bạn có thể sử dụng nguyên củ hoặc thái lát nhằm làm tăng giá trị dược chất.
Chế biến lá đinh lăng
Sau khi thu hoạch lá đinh lăng, bạn nên rũ nhẹ, rửa sạch sau đó để ráo. Lá đinh lăng có thể sử dụng tươi hoặc khô đều được. Tùy vào nhu cầu, mục đích sử dụng mà bạn có cách sử dụng sao cho phù hợp.
Cách sắc đinh lăng
Để thuận tiện hơn trong việc sử dụng, bạn có thể dùng sắc lá hoặc củ đinh lăng.
Cách sắc lá đinh lăng
Lá đinh lăng sau khi thu hoạch, có thể sử dụng tươi hoặc khô. Dùng khoảng 50g lá đinh lăng khô hoặc 200g lá đinh lăng tươi. Đem sắc với 200ml nước trong 20 phút, chắc lấy nước uống hàng ngày. Nước lá đinh lăng có tác dụng thanh lọc, giải độc, kích thích tiêu hóa rất hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể nấu thịt, cá cho thêm lá đinh lăng vào. Nấu món ăn cho đến khi gần chính, đem lá đinh lăng đã rửa sạch nấu thêm khoảng 5 phút là dùng được. Những món ăn này rất phù hợp với người mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh.
Cách sắc củ đinh lăng
Củ đinh lăng nên được sao vàng sau đó sắc với nước. Dùng khoảng 10 – 15g củ đinh lăng, nấu với 2lit nước sôi trong 30 phút chia nhỏ và uống trong ngày. Nước củ đinh lăng có tác dụng tăng cường sinh lực, nâng cao sức dẻo dai. Ngoài ra, bạn có thể nấu nước sôi hãm củ đinh lăng như nước chè vừa tiết kiệm thời gian vừa dễ sử dụng.
Cách dùng khác của củ cây đinh lăng
Ngoài ra, bạn có thể dùng củ đinh lăng tạo thành thuốc bột hoặc thuốc viên. Củ đinh lăng đem sao vàng, tán nhỏ, rây mịn, ngày pha uống từ 0,5 – 1g. Ngoài ra, bạn có thể trộn bột đinh lăng với mật ong, vo thành viên, mỗi viên khoảng 0,5g. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 – 4 viên, nên uống trước bữa ăn ít nhất 30 phút.
Cách ngâm rượu đinh lăng
Hiện nay có 2 cách để ngâm là đinh lăng tươi nguyên củ và đinh lăng khô. Mỗi loại đều có cách thức ngâm rượu và liều lượng khác nhau.
Ngâm rượu đinh lăng tươi nguyên củ
- Rễ đinh lăng đem rửa sạch (nên dùng vòi xịt nhẹ để làm sạch mọi ngóc ngách).
- Dùng dao cạo nhẹ phần thân nối giữa củ và gần mặt đất sẽ trông củ đinh lăng đẹp mắt hơn.
- Tráng nước qua một lần nữa rồi dùng khăn khô lau sạch.
- Xếp củ đinh lăng vào bình thủy tinh, tạo dáng sao cho đẹp.
- Sử dụng 1kg củ đinh lăng ngâm với 6 – 7 lít rượu, lưu ý nên dùng rượu trắng để ngâm.
Rượu đinh lăng ngâm đủ ngày sẽ chuyển sang màu cánh gián, mùi thơm dịu. Ban đầu uống có vị hơi mát nhưng khi xuống tới bụng sẽ bừng nóng. Ngâm rượu đinh lăng trong khoảng 6 tháng là có thể sử dụng được.
Ngâm rượu đinh lăng khô
Cách ngâm đinh lăng thông thường
- Rễ, củ đinh lăng tươi đem rửa sạch, thái lát và phơi khô.
- Cho đinh lăng vào nồi sao vàng khoảng 5 phút (tạo mùi thơm đặc trưng).
- Tiến hành cho vào bình ngâm.
- Ngâm rượu theo tỷ lệ 1kg đinh lăng khô ngâm với 10 – 12 lít rượu quê.
- Đậy kín nắp, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp sau 3 tháng là có thể sử dụng được.
Ngâm đinh lăng theo phương pháp Đông y
- Rễ, củ đinh lăng đem thái lát phơi khô 5 nắng, phơi thêm 2 lần trong bóng dâm (phơi âm can).
- Chuẩn bị nước vo gạo nếp đặc, khi sao vàng đinh lăng vừa đảo đều tay vẩy vẩy nước vo gạo khoảng 5 phút là được.
- Tiến hành ngâm củ đinh lăng với 10 – 12 lít rượu.
- Đậy nắp kín, sau 3 tháng là sử dụng được.
- Ngâm rượu đinh lăng theo phương pháp này uống rất thơm, màu rượu đẹp.
Cách uống rượu đinh lăng
Ngâm sau 3 tháng với đinh lăng khô và 6 tháng với đinh lăng tươi là có thể dùng được. Khi uống, nên chia nhỏ không nên uống quá nhiều.
Liều lượng uống rượu đinh lăng như thế nào?
Mỗi lần chỉ nên uống 1 chén rượu nhỏ, chia đều 2 bữa chính sẽ phát huy hết công dụng của rượu đinh lăng. Tuyệt đối không nên uống quá nhiều sẽ làm giảm công dụng của sản phẩm.
Uống rượu đinh lăng sau bao lâu thì có tác dụng?
Ngay từ lần đầu uống rượu bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt. Khi uống cảm giác mát, dễ chịu. Với người bị đau xương, mất ngủ, stress sau khi uống, tối đến sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái hơn. Với người sức khỏe bình thường sau khoảng 1 – 2 tuần sử dụng sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt.
Những lưu ý khi sử dụng cây đinh lăng
Ai nên dùng đinh lăng?
- Người muốn bổ máu, tăng cường sức khỏe.
- Người sức khỏe suy yếu, mới ốm dậy.
- Phụ nữ sau sinh.
- Người làm việc trí óc, căng thẳng, nhiều áp lực…
Ai không nên sử dụng đinh lăng?
- Người bị bệnh gan (viêm gan, xơ gan, ung thư gan…) không nên dùng đinh lăng.
- Phụ nữ mang thai không nên dùng.
- Người bệnh khi muốn sử dụng cần hỏi ý kiến bác sĩ.
Tác dụng phụ của cây đinh lăng
Theo khuyến cáo, nếu sử dụng cây đinh lăng không đúng cách sẽ gây ra tác dụng phụ như mệt mỏi, nôn mửa. Do đó, cần phải dùng đúng cách để tránh gây ra tác dụng phụ.
Tác hại của đinh lăng là gì?
Do thành phần saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, dễ làm huyết tán vỡ hồng cầu. Do đó, khi cần thiết phải dùng đúng cách, đúng liều lượng. Ngoài ra, loài cây này còn chứa chất ancalot nên nếu dùng nhiều sẽ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt.
Theo lời khuyên của bác sĩ y học cổ truyền, không nên dùng rễ cây đinh lăng với liều cao sẽ làm say thuốc. Ngoài ra, người dùng còn có thể xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa. Khi sử dụng, nên dùng rễ cây đinh lăng có từ 3 – 5 tuổi trở lên. Không nên dùng rượu đinh lăng trước khi ngủ sẽ gây hưng phấn, kích thích thần kinh khiến bạn khó ngủ.
Cần phải kiêng gì khi uống đinh lăng?
Với những người uống nước sắc lá hoặc củ đinh lăng không nên uống rượu và các chất kích thích. Bởi nó sẽ làm giảm khả năng điều trị bệnh của sản phẩm.
Uống cây đinh lăng thường xuyên có tốt không?
Theo các chuyên gia, đinh lăng rất tốt cho con người nên có thể sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều, đặc biệt là rượu cây đinh lăng. Dù uống nước lá, củ hay rượu đinh lăng bạn cũng nên tuân thủ theo đúng liều lượng đã quy định.
Xem thêm:
Hướng dẫn cách bảo quản cây đinh lăng
Để bảo quản đinh lăng không bị hỏng, nấm mốc ngay từ khâu ban đầu bạn phải thật cẩn thận. Phơi đinh lăng khô ráo, cất giữ tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nơi có độ ẩm cao.
Lá đinh lăng tươi không nên để bên ngoài, nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Thời gian bảo quản tối đa khoảng 15 ngày, do đo khi mua bạn chỉ nên mua với liều lượng vừa đủ.
Rượu đinh lăng cần được ngâm theo đúng quy trình, bảo quản trong bình thủy tinh, nắp đậy kín. Không để rượu trước ánh nắng trực tiếp.
Mua cây đinh lăng ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán đinh lăng. Bạn hoàn toàn có thể mua củ hoặc lá đinh lăng tươi khô khi có nhu cầu. Tuy nhiên, với lá đinh lăng chủ yếu người ta sẽ bán lá khô vì thời gian bảo quản lâu hơn.
Phân biệt củ đinh lăng thật – giả
Củ đinh lăng là một trong những bộ phận quan trọng, có giá trị dược tính cao nên bị làm giả rất nhiều. Thực tế, củ đinh lăng thường bị nhầm lẫn, làm giả với củ bùi béo, củ sâm đất. Vậy, giữa hai loại củ này có điểm gì khác nhau?
Đặc điểm | Củ đinh lăng giả | Củ đinh lăng thật |
Tên gọi | Bùi béo, sâm đất | Đinh lăng |
Nguồn gốc | Trên vùng núi như Hòa Bình, Quảng Ninh, Sơn La, Yên Bái | Vùng đồng bằng ven biển |
Hình dáng | Có 1 rễ cọc rất to và các rễ con xiên | Có nhiều hình dạng và không cố định nhiều rễ to và nhỏ lẫn nhau |
Màu sắc | Màu vàng nhạt | Có màu vàng đậm hơn (không thể căn cứ vào màu sắc để chọn) |
Mùi thơm | Mùi hăng không thơm | Mùi thơm đặc trưng dễ chịu |
Vị | Vi nhạt nhấm kỹ thấy đắng | Vị ngang, không đắng, bùi bùi, mùi thơm hăng xộc lên mũi |
Giá trị dược liệu | Không có nhiều giá trị dược liệu thường là loại cây dại | Có giá trị rất cao về dược liệu |
Giá trị kinh tế | Không có giá trị kinh tế nên hay bị dùng làm giả củ đinh lăng | Rất có giá trị về kinh tế |
Khi ngâm rượu | Không chuyển màu vàng sau 2 – 4 tháng chuyển màu xỉ hơi đỏ. Uống có vị đắng không thơm | Chuyển màu vàng nếu ngâm khô 1 – 2 tháng, chuyển màu vàng. Nếu ngâm 2 – 3 tháng màu vàng rơm rất đẹp, mùi thơm, dễ uống |
Mua đinh lăng tại các cửa hàng thuốc Đông y
Đây là địa chỉ rất đáng tin cậy mà bạn có thể mua đinh lăng. Có rất nhiều tiệm thuốc Đông y bán lá, củ đinh lăng. Đến đây, bạn có thể nhờ sự tư vấn của các lương y. Tuy nhiên, nên lựa chọn cửa hàng uy tín, sở dĩ đinh lăng rất khó bảo quản, nếu bị ẩm sẽ dễ bị nấm mốc, hư hỏng.
Mua đinh lăng trực tiếp tại các cửa hàng
Việc mua hàng trực tiếp sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng rất cao. Bạn có thể nhờ người thân, người có kinh nghiệm nhận biết đinh lăng thật đi cùng. Như vậy, chắc chắn bạn có thể mua được sản phẩm lá đinh lăng, củ đinh lăng chất lượng.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng ở đây đó chính là giá cả. Mặc dù vẫn là củ đinh lăng thật, cùng cân nặng nhưng bán với mức giá khác nhau. Mua được hàng chất lượng vốn đã quan trọng, giá cả cũng không kém phần cần thiết. Do vậy, nên đến những địa chỉ uy tín, niêm yết giá bán trên toàn hệ thống.
Mua đinh lăng online
Ngoài mua đinh lăng tại tiệm thuốc Đông y, mua trực tiếp bạn có thể mua hàng online. Hiện nay, việc mua bán online trở nên rất phổ biến. Thế nhưng, để không mua phải củ đinh lăng giả, sâm đất bạn nên yêu cầu người giao hàng cho kiểm tra trước.
Giá 1kg đinh lăng bao nhiêu tiền?
Hiện nay, ngày càng có nhiều người tìm mua cây đinh lăng, đặc biệt là củ đinh lăng. Vì thế, giá 1kg củ đinh lăng cũng tăng cao. Giá củ đinh lăng như thế nào phụ thuộc vào kích thước, tuổi đời của chúng. Củ càng to, tuổi đời càng lâu thì giá càng đắt.
Củ đinh lăng giá bao nhiêu tiền?
Theo khảo sát, những cây đinh lăng có tuổi đời trên 10 năm tuổi được săn lùng khắp nơi. Cây đinh lăng có tuổi thọ càng lâu bán càng được giá.
- Củ đinh lăng tươi: 200.000 – 250.000 đồng/kg.
- Củ đinh lăng khô: 800.000 – 1.000.000 đồng/kg.
Riêng với những củ đinh lăng trên 10 năm tuổi còn được bán với mức giá lên đến vài triệu đồng/kg.
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ đinh lăng – VTC News
Lá đinh lăng giá bao nhiêu tiền?
Lá đinh lăng chủ yếu được bán dưới dạng khô với mức giá từ 50.000 – 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi mua lá đinh lăng bạn nên kiểm tra xem có bị nấm mốc, hỏng, có mùi khó chịu hay không?
Xem thêm: