Huyết áp kẹt là bệnh lý ít được nhắc đến so với huyết áp thấp hoặc cao. Tuy kẹt huyết có triệu chứng gần giống huyết áp thấp nhưng biến chứng rất nguy hiểm.
Huyết áp kẹt là gì?
Huyết áp kẹt (hoặc kẹp) là bệnh lý về huyết áp. Tuy hiếm gặp và ít được nhắc đến hơn bệnh huyết áp cao hoặc huyết áp thấp nên người bệnh thường chủ quan, không đề phòng.
Cơ chế huyết áp kẹt
Huyết áp được hiểu là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp bao gồm:
- Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu)
- Huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương).
Người ta dựa vào 2 trị số trên để xác định người bệnh bị huyết áp cao, huyết áp thấp hay kẹt huyết.
Một người có bình thường có hiệu suất huyết áp tâm thu và tâm trương lớn hơn hoặc bằng 40 mmHg. Khi hiệu suất này nhỏ hơn hoặc bằng 25 mmHg thì gọi là huyết áp kẹt.
Ví dụ, người huyết áp bình thường có trị số huyết áp tâm thu là 110 mmHg và huyết áp tâm trương là 65 – 75 mmHg. Nhưng nếu huyết áp tâm trương rơi vào khoảng 85-90 thì được coi là huyết áp kẹt.
Cách đo huyết áp chuẩn bằng máy tại nhà – VnExpress Sức Khỏe
Huyết áp kẹt có nguy hiểm không?
Huyết áp kẹt là biểu hiện cho thấy tim ít hiệu lực bơm máu. Theo đó, tuần hoàn máu bị ứ trệ hoặc suy giảm.
Tình trạng ứ trệ này làm tăng sức cản ngoại vi, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo lượng máu được bơm đi nuôi cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến vách tim dày lên, gây suy tim.
Nguyên nhân, triệu chứng của huyết áp kẹt
Xu hướng mắc bệnh huyết áp ngày một gia tăng trong những năm trở lại đây. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu của kẹt huyết áp khiến người bệnh có hướng xử lý kịp thời. Theo đó hạn chế được những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Nguyên nhân của huyết áp kẹp
Kẹp huyết áp xảy ra do tăng huyết áp tâm trương hoặc giảm huyết áp tâm thu. Bệnh xảy ra trong các trường hợp sau:
Mất máu nội mạch gây kẹp huyết áp
Kẹt huyết áp do chấn thương hoặc dịch thoát khỏi nội mạch trong trường hợp bị bệnh sốt xuất huyết Dengue, suy tim.
Bệnh van tim làm giảm huyết áp tâm thu
Hẹp van động mạch chủ: Van động mạch chủ hẹp, lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong khiến tâm thu giảm. Từ đó gây giảm huyết áp tâm thu gây kẹp huyết áp.
Hẹp van 2 lá: Van 2 lá hẹp làm máu bị ứ trệ lại tâm nhĩ trái trong tâm trương. Điều này làm huyết áp tâm trương tăng gây kẹp huyết áp.
Một số nguyên nhân khác làm kẹt huyết áp
- Chèn ép tim ( dịch, máu tràn ra ngoài màng tim).
- Cổ chướng gây kẹp huyết áp.
Triệu chứng của huyết áp kẹp
Theo nhiều bác sỹ chuyên khoa, kẹp huyết áp có biểu hiện gần giống như huyết áp thấp. Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, xây xẩm mặt mày.
- Hụt hơi, khó thở xảy ra thường xuyên. Hơi thở ngắn, dốc.
- Cơ thể mất thăng bằng, khó ngủ.
- Hay cảm thấy ớn lạnh.
- Trí nhớ kém hơn bình thường, độ tập trung kém.
Phòng ngừa biến chứng tăng huyết áp nhất định phải biết – VnExpress
Phương pháp điều trị huyết áp kẹp
Khi phát hiện bản thân bị kẹt huyết áp, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám, chuẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Để làm giảm và ngăn ngừa bệnh kẹt huyết áp, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau theo chỉ định của bác sỹ:
Chữa kẹt huyết áp bằng thuốc Tây y
Sau khi được chuẩn đoán bệnh, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sỹ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà áp dụng liệu trình chữa trị phù hợp.
Trong liệu trình điều trị, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc Tây y hỗ trợ điều hòa huyết áp. Tuy nhiên, cần tham khảo và uống theo hướng dẫn của bác sỹ.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng – sinh hoạt khoa học giảm nguy cơ huyết áp kẹp
Các bệnh huyết áp nói chung và kẹt huyết áp nói riêng đều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Huyết áp kẹt thường khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng và đời sống sinh hoạt. Để giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp kẹp, chúng ta cần:
- Điều hòa công việc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh làm việc quá sức.
- Hạn chế tình trạng stress.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học, hợp lý.
- Tránh ngồi lâu một chỗ, tập thể dục thường xuyên giúp lưu thông khí huyết. Từ đó nâng cao sức đề kháng, phòng chống nhiều bệnh tật khác.
Sử dụng nấm lim xanh giúp điều hòa chứng kẹt huyết áp
Cơ chế trị kẹt huyết áp của nấm lim xanh
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trên, người bệnh có thể uống nấm lim xanh mỗi ngày để điều hòa chứng kẹt huyết áp.
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra, trong nấm lim xanh có chứa hơn 119 khoáng chất và nguyên tố vi lượng. Cùng với đó là nhiều dược chất quý: Germanium, triterpenes, axit ganoderic… có tác dụng trị huyết áp cao hiệu quả.
Các dược chất triterpenes, germanium làm giãn thành mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn. Theo đó làm điều hòa tình trạng kẹt huyết áp.
Hướng dẫn sử dụng nấm lim xanh chữa huyết áp kẹt
Tiến hành sắc 20gr nấm lim xanh uống đều mỗi ngày. Kiên trì sử dụng từ 2 đến 5 tháng, các triệu chứng của kẹt huyết áp sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Tham khảo thêm: http://suckhoedoisong.vn/cho-chu-quan-khi-huyet-ap-ket-n93742.html
.