Biến chứng của bệnh huyết áp cao nếu không được phát hiện dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Cần phòng tránh tác hại do tăng xông bằng cách ổn định huyết áp.
Biến chứng của bệnh huyết áp cao là gì? Mức độ nguy hiểm?
Biến chứng của bệnh huyết áp cao là tình trạng bệnh ở thể nặng (giai đoạn I, II) dẫn đến tổn thương bên trong nội tạng gây nên các bệnh:
- Bệnh tim mạch;
- Bệnh tai biến mạch máu não, nhũn não;
- Viêm thận, suy thận;
- Giảm thị lực, mù mắt;
- Bệnh động mạch vành;
Ở giai đoạn đầu, bệnh cao huyết áp thường tiến triển âm thầm trong khoảng 15 – 20 năm. Việc không phát hiện hoặc điều trị không nghiêm túc là nguyên nhân khiến bệnh nặng và biến chứng thành các bệnh nói trên.
Dưới đây là cách phát hiện và mức độ nguy hiểm của các biến chứng huyết áp tăng này.
Biến chứng tim mạch của cao huyết áp
Biến chứng xơ vữa động mạch do huyết áp
Do chịu tác động quá lớn từ máu lâu ngày, lớp trong cùng của động mạch sẽ bị tổn thương. Điều này tạo điều kiện cho cholesterol xấu đi từ lòng mạch máu vào bên trong, đọng lại và hình thành mảng xơ vữa khiến động mạch bị hẹp đi.
Biểu hiện biến chứng huyết áp cao: xơ vữa động mạch
Do hẹp mạch vành khiến tim dễ bị thiếu máu cục bộ khi gắng sức gây nên triệu chứng:
- Sau khi vận động nặng, leo cầu thang, bệnh nhân thường bị đau và tức ngực. Khi ngừng vận động quá sức, cơn đau sẽ giảm hẳn.
- Cơn đau thường lan ra sau lưng, cổ và cả cánh tay trái.
Biến chứng xơ vữa động mạch do tăng xông có nguy hiểm?
Nếu phần mạch máu chứa mảng xơ vữa bị vỡ có thể dẫn tới tắc nghẽn mạch máu gây nên nhồi máu cơ tim. Khi này, người bệnh thường thấy đau quằn quại ở ngực, khó thở, mồ hôi trộm… Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hại tới tính mạng.
Huyết áp cao có nguy hiểm không? Điều trị thế nào ngừa tái phát, biến chứng?
Biến chứng phì đại cơ tim do huyết áp cao
Áp lực máu lên thành mạch quá lớn khiến thành tâm thất trái bị cản trở khi co bóp. Do đó các sợi tâm thất sẽ tự dày lên để duy trì đủ lượng máu bơm ra ngoài. Tình trạng này lâu ngày được gọi là phì đại cơ tim hay còn gọi là tâm thất trái phì đại. Khoảng 10 – 20% người cao tuổi bị huyết áp tăng lâu ngày biến chứng thành căn bệnh này.
Triệu chứng phì đại tâm thất trái do tăng xông
Người cao huyết áp lâu ngày nên chú ý nếu có những biểu hiện dưới đây:
- Thường xuyên khó thở, tức, đau ngực;
- Tim đập nhanh, hay thấy hồi hộp, đánh trống ngực;
- Chóng mặt;
- Có thể hôn mê đột ngột sau đó tỉnh lại như bình thường;
- Dễ bị kiệt sức khi hoạt động nặng như tập thể dục, leo cầu thang…
Phì đại thất trái do biến chứng huyết áp có nguy hiểm?
Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị suy tim tâm thu, suy tim tâm trương dẫn tới đột quỵ, nhồi máu cơ tim làm tăng nguy cơ tử vong. Do vậy, bệnh nhân huyết áp cao cần hết sức đề phòng nếu có các triệu chứng nói trên.
Biến chứng não của tăng huyết áp
Tai biến mạch máu não do huyết áp cao
Chúng ta đều biết, huyết áp cao là hiện tượng lực tác động của máu lên thành mạch quá lớn. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến mạch máu não không chịu được áp lực gây vỡ hoặc tắc nghẽn mạch máu dẫn tới đột quỵ não.
Dấu hiệu tai biến não do huyết áp tăng
Sau khi thức dậy, người bệnh thường thấy mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh. Chỉ sau vài giờ, bệnh nhân có thể bị hoa mắt, chóng mặt kèm với tê bì chân tay, khó cử động cơ mặt. Nếu không được đưa đến bệnh viện kịp thời, các tế bào não đã chết dần có thể dẫn tới liệt nửa người, thậm chí là tử vong.
Biến chứng của bệnh cao huyết áp: thiếu máu lên não
Huyết áp cao lâu ngày khiến các động mạch não bị hẹp dần làm lưu lượng máu đưa lên não bị giảm. Do vậy, người bệnh thường bị mất thăng bằng, khó thở, thậm chí là bất tỉnh. Nếu để lâu không phát hiện, người bệnh có thể bị đột quỵ não.
Biến chứng của bệnh huyết áp cao – Suy thận
Huyết áp cao lâu ngày làm hẹp động mạch thận, gây hỏng màng lọc tế bào của thận. Khi huyết áp cao biến chứng thành suy thận, việc điều trị cả hai bệnh đều trở nên khó khăn. Việc điều trị lúc này chỉ giúp giảm triệu chứng bệnh, không thể trị dứt điểm.
Triệu chứng suy thận do huyết áp cao
Triệu chứng suy thận do biến chứng của bệnh huyết áp cao ban đầu hầu như không có. Chỉ đến khi chức năng thận bị giảm đến chín phần mười, bệnh nhân mới có các biểu hiện:
- Người bị phù;
- Mệt mỏi, khó ăn, xanh xao;
- Buồn nôn;
- Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là về đêm;
Do biến chứng chỉ phát hiện đến khi bệnh rất nặng, nên người bệnh cao huyết áp cần phải đi khám định kỳ 6 tháng/ lần để có hướng xử lý kịp thời.
Biến chứng của bệnh huyết áp cao ở mắt
Không chỉ phá huỷ động mạch ở thận, tim, não, huyết áp tăng cũng khiến mạch máu ở võng mạc bị tổn thương hoặc xơ cứng. Do đó, động mạch sẽ chèn ép tĩnh mạch, khiến tuần hoàn máu ở mắt bị cản trở. Người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng:
- Xuất huyết võng mạc;
- Phù đĩa thị giác gây giảm thị lực, thậm chí là mù loà;
Người bệnh thường bị mờ, mỏi mắt khi đọc sách hoặc xuất hiện các đốm đen quanh mắt giống như ruồi bay. Nếu sắp bị xuất huyết võng mạc, bệnh nhân có thể thấy đau nhói ở mắt.
Hậu quả của tăng xông: bệnh mạch ngoại vi
Ngoài các biến chứng của bệnh cao huyết áp nói trên, người bệnh cũng có thể bị tắc nghẽn hoặc vỡ các mạch máu ở chân, tay, vai và các bộ phận khác. Bệnh mạch ngoại vi sẽ có triệu chứng đau tức ở vùng bị tắc động mạch khi mới vận động. Nếu dừng lại sẽ không thấy đau. Do triệu chứng không rõ ràng, bệnh nhân chỉ phát hiện khi biến chứng nặng dẫn tới liệt chân, tay.
Phòng ngừa biến chứng của bệnh huyết áp cao?
Để ngăn ngừa biến chứng của bệnh huyết áp cao, việc cần thiết là đưa huyết áp về mức ổn định. TS – BS Bùi Thanh Quang, Phó khoa điều trị ngoại thuộc Viện Tim TP HCM nhận định. Để làm được điều này, bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ cũng như có một chế độ sinh hoạt lành mạnh. Bên cạnh đó, việc có máy đo huyết áp cá nhân để kiểm tra thường xuyên, đi khám định kỳ 6 tháng/ lần là rất cần thiết với người bệnh.
Hạ huyết áp để phòng biến chứng
Bệnh nhân nên uống thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ để đạt được mục tiêu huyết áp phù hợp.
- Bệnh nhân tiểu đường, suy thận, tai biến mạch máu não: < 130/80 mmHg;
- Bệnh nhân suy tim: < 120/80 mmHg;
- Người trên 80 tuổi: Huyết áp tâm thu nhỏ hơn 145 – 150, huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg.
- Với những người cao huyết áp khác, cần giữ mức huyết áp dưới 140/90 mmHg.
Cách giảm huyết áp cao nhanh khẩn cấp tại nhà, ổn định huyết áp lâu dài
Chế độ sinh hoạt phòng biến chứng của bệnh cao huyết áp
Bệnh nhân cao huyết áp cần tuyệt đối tuân thủ những lưu ý dưới đây để kiểm soát trị số huyết áp tốt nhất.
- Tránh xa thuốc lá, bia, rượu;
- Ăn ít hơn 5g muối một ngày;
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây;
- Không ăn thực phẩm giàu cholesterol xấu như mỡ động vật, lòng đỏ trứng gà;
- Bổ sung sữa ít béo, không đường;
- Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày;
- Người béo phì, thừa cân nên giảm cân;
Điều trị bệnh liên quan đến huyết áp cao
Những người bị suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch cần điều trị bệnh nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ. Trên thực tế, các bệnh này cũng là tác nhân gây cao huyết áp. Việc điều hoà rối loạn lipid để ổn định đường, cholesterol trong máu hỗ trợ trị các bệnh nói trên, giúp hạ huyết áp an toàn.
Nấm lim xanh – Phòng ngừa, hỗ trợ trị biến chứng huyết áp cao
Theo cổ y, nấm lim xanh giúp hồi phục thể trạng và bài trừ tế bào bệnh lý. Nhờ đó, người uống nấm lim xanh thường thấy ăn ngon, ngủ ngon, sau 2 – 6 tháng, huyết áp ổn định, cơ thể khoẻ mạnh và hiếm khi tái phát. Xét về khoa học, nấm lim chứa các dược chất quý như germanium, triterpenes. lingzhi – 8 protein… Các dược chất này có công năng cân bằng các rối loạn lipid trong máu, nhờ đó giúp ổn định huyết áp và ngăn ngừa tái phát, phòng biến chứng hiệu quả.
Tham khảo thêm: Phòng ngừa biến chứng do huyết áp cao như thế nào?
Xem thêm: